Giới thiệu về ngành gốm sứ Việt Nam 22 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 36)

1.4.1 Định nghĩa và thành phần cấu tạo trong gốm sứ

Gốm sứ là thuật ngữ - có tên tiếng anh là Ceramic – sản phẩm được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…) và được nung kết khối ở nhiệt độ cao. Sự phối hợp nguyên liệu sản xuất, tạo hình và nung ở nhiệt độ khác nhau tạo nên những tính chất lý hóa đặc trưng cho sản phẩm.

Dựa vào công dụng, gốm sứ được phân thành 2 loại:

 Gốm sứ dân dụng: Tùy theo chất lượng nguyên liệu (thành phần, độ tinh khiết của nguyên liệu… chủ yếu là đất sét, cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery), sứ (porcelain, china).

 Gốm sứ kỹ thuật: Có các loại vật liệu như: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biệt.

Có thể nói gốm sứ đưa con người về với thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên hơn. Gốm sứ là sự kết hợp của 3 yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người: đất, nước và lửa. Qua sự khéo léo và tinh xảo của các nghệ nhân, những cục đất thô sơ trở thành những sản phẩm vừa có tính hữu dụng trong cuộc sống hằng ngày vừa thể hiện tính nghệ thuật, sự tinh tế đầy sức sáng tạo của con người. Một sản phẩm sứ tốt sẽ có màu men trắng sáng với bề mặt láng bóng, có độ thấu quang cao khi soi qua ánh sáng. Một sản phẩm sứ kém chất lượng sẽ có màu men xám đục, khơng trắng bóng, và độ thấu quang kém, kém tinh xảo trong đường nét và hoa văn. Màu sắc sặc sỡ sử dụng trong các sản phẩm kém chất lượng, xuất xứ không rõ ràng, được pha chế với hàm lượng chì và cadmium rất cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người khi được hấp thụ vào cơ thể. Ta có thể tóm tắt những giá trị chính mà ngành gốm sứ đem lại cho người tiêu dùng: độ trắng của sứ; độ láng bóng, thấu quang cao của men; độ bền của sứ có khả năng chịu được va đập; độ bền của

men khi tương tác với hóa chất, với dao, giúp sản phẩm lâu cũ;thiết kế kiểu dáng, hoa văn đẹp, trang nhã; sản phẩm đa dạng; không sử dụng chất độc hại; giá cả hợp lý; thương hiệu sản phẩm cao cấp, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng; hệ thống phân phối rộng rãi, người tiêu dùng dễ tiếp cận; khả năng đáp ứng đơn hàng với quy mô lớn; lịch sử ngành gốm sứ.

Trên thế giới, cho tới nay, vẫn chưa xác định được chính xác nghề gốm ra đời khi nào. Người ta cho rằng nó bắt đầu từ vùng Trung Đơng và Ai Cập khoảng 4500 – 4000 năm trước Công Nguyên. Vào những năm 600 trước Công Nguyên, nước Trung Hoa cổ đã sản xuất được đồ sứ. Nghề sứ Trung Quốc đến thế kỷ 9 sau Công Nguyên (đời Đường) đã rất phát triển, đến thế kỷ 16 đời nhà Thanh thì bước vào thời kỳ cực thịnh.

Ở Châu Âu, mãi đến năm 1709, một người Đức là Johann Friedrich Bottger đã sản xuất được đồ sứ giống đồ sứ Trung Quốc. Năm 1759, người Anh Josial Wedgwood sản xuất được sành dạng đá (một loại sành có xương mịn, trắng, kết khối tương đối tốt, chất lượng hơn hẳn sành thông thường, tuy chưa bằng đồ sứ). Trong thế kỷ 19, ở châu Âu, mặt hàng này được dùng thay thế cho đồ sứ đắt tiền.

Ở Việt Nam: Là một trong những quốc gia có nghề gốm xuất hiện khá sớm. Theo các tài liệu cổ, gốm đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây một vạn năm. Thời nguyên thủy, con người đã biết chế tạo ra đồ gốm. Bắt nguồn từ sự quan sát những cục đất sét bị nung trong đống lửa hay đám cháy rừng, người ta nặn thử vài cục rồi đem nung…và cứ như thế, người ta học dần cách làm các đồ vật bằng gốm: nồi nấu thức ăn, vò đựng lương thực và hạt giống.

Trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Việt Nam khơng có điều kiện để phát triển nghề thủ cơng nói chung và nghề gốm nói riêng. Nghề gốm bị sa sút và có lúc tưởng chừng bị mất nghề. Sau ngày đất nước thống nhất, hầu hết các nghề thủ cơng được hồi sinh, trong đó nghề gốm là một nghề đã được khôi phục và phát triển rất nhanh. Nhiều trung tâm gốm trở lại hoạt động sôi

nổi và rất năng động như Bát Tràng, Đông Triều, Phù Lãng, Biên Hồ, Bình Dương,...May mắn thay, các lớp nghệ nhân cũ vẫn còn và các lớp nghệ nhân mới đang được hình thành và phát triển.

1.4.2 Thực trạng ngành gốm sứ Việt Nam

Hiện nay, khả năng của các công ty gốm sứ Việt Nam về thiết kế và chất lượng nghệ thuật đã sánh ngang với các công ty nổi tiếng trên thế giới. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm cung cấp chính các sản phẩm gốm sứ cho thị trường toàn cầu.

Làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Bình Dương được coi như cái nôi của ngành công nghiệp gốm sứ tại Việt Nam, nơi cho ra đời các sản phẩm chất lượng và thiết kế tinh xảo. Trong đó, nếu nói đến gốm sứ đạt được trình độ cao về kỹ thuật, nghệ thuật và chất lượng có thể so sánh với những công ty hàng đầu trên thế giới thì ai cũng biết đến thương hiệu Sứ Minh Long I, công ty với bề dày lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển.

Việt Nam có đường biên giới chung với Trung Quốc, một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là quốc gia có nền sản xuất gốm sứ lâu đời. Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển. Từ năm 2004, đến nay, Trung Quốc liên tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước 3 năm qua tăng bình qn trên 20%/năm. Trong đó, nhập khẩu năm 2011 của Việt Nam từ Trung Quốc đạt hơn 24 tỷ USD (Nguồn: http://www.customs.gov.vn). Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm sứ Trung Quốc đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất sứ trong nước.

Tuy nhiên, các chương trình khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt” được chính phủ đề ra và các chương trình bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm độc hại đã có những tác động tích cực đến người tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gốm sứ trong nước phát triển.

Theo globalsources (http://www.globalsources.com), doanh thu nội địa của 35 doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lớn và trung bình ở Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 70 triệu đô la Mỹ. Theo Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn), chỉ số sản xuất gốm sứ dân dụng tăng khoảng 139% trong năm 2011. Đây là một ngành có mức độ tăng trưởng khá.

1.4.3 Công ty TNHH sứ Minh Long I

Công ty sứ Minh Long thành lập vào năm 1970. Minh Long là cái tên được ghép từ tên của hai người bạn - Lý Ngọc Minh và Dương Văn Long. Năm 1980, Minh Long được tách ra thành Minh Long I và Minh Long II. Sản phẩm Minh Long I với đầy đủ các tiêu chí: chất lượng tốt, ổn định, tính thẩm mỹ cao, mang nhiều ý nghĩa, đậm tính truyền thống nhân văn và thấm đượm bản sắc dân tộc Việt Nam, đã có mặt ở Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Nhật Bản...

Ngày nay, thương hiệu Minh Long I được khẳng định bằng bộ sưu tập hơn 15,000 chủng loại. Người tiêu dùng biết đến Minh Long I khơng cịn đơn thuần là tên của một cơng ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam khi sản phẩm Minh Long I có mặt khắp nơi trên thế giới và mang nhiều bước đột phá mà ít có hãng nào sánh kịp.

Hiện nay, cơng ty đã có hơn 2500 cơng nhân và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc, Nhật Bản,…70% tổng sản lượng của công ty là xuất khẩu nhưng đồng thời công ty cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường và gia tăng thị phần trong nước.

Với dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại mang tầm cỡ quốc tế, sản phẩm sứ Minh Long I có chất lượng rất cao và ổn định. Không những vậy, sản phẩm vừa hiện đại vừa mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam và đã được người tiêu dùng biết đến và đón nhận một cách nồng nhiệt ở thị trường trong nước và ngồi nước.

Cơng ty đã liên tiếp đạt hơn 20 huy chương vàng và giải thưởng WIPO của Sở Hữu Trí Tuệ (Liên Hiệp Quốc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)